- Chuyên đề:
- Huyết áp thấp
Nhiều nguy cơ sức khỏe biến chừng từ hạ huyết áp tư thế đứng
Hạ huyết áp tư thế có thể dẫn tới suy giảm trí nhớ
Protein trong sữa có thể giúp hạ huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch
Hạ huyết áp cùng rau củ quả mỗi ngày
Người bị huyết áp thấp nên ăn uống như thế nào?
Hạ huyết áp tư thế hay còn gọi là hạ huyết áp tư thế đứng là một hình thức của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm. Lúc này, bệnh nhân có thể thấy chóng mặt hoặc choáng váng và có thể ngất xỉu.
Theo nhóm nghiên cứu do TS. Sunil Agarwal dẫn đầu thì hạ huyết áp tư thế có thể làm tăng nguy cơ rung nhĩ lên tới 40% trong suốt 2 thập kỷ qua.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các bác sỹ cần phải luôn lưu ý trong việc chẩn đoán hạ huyết áp thế đứng như một cách để phát hiện rung nhĩ sớm. Bởi vì rung nhĩ là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Khoảng 15% những người bị đột quỵ cũng bị rung nhĩ. Bởi dòng chảy bất thường và hỗn loạn của máu trong tim, những cục máu đông nhỏ có thể hình thành trong các ngăn của tim khi bạn bị rung nhĩ. Những cục máu đông này có thể di chuyển theo dòng máu đến não, gây ra đột quỵ. Đó là lý do vì sao những người bị rung nhĩ thường được kê thuốc làm loãng máu.
Theo đó, nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của trên 12.071 tình nguyện viên (cả nam giới và nữ giới) thuộc công trình nghiên cứu rủi ro xơ vữa động mạch trong cộng đồng (ARIC). Những tình nguyện viên đã cung cấp các thông tin về bệnh sử bản thân, bệnh sử gia đình, các vấn đề kinh tế xã hội, đồng thời được kiểm tra các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, chất hóa học trong huyết thanh, điện tâm đồ, sử dụng thuốc và thông tin nhân trắc học. Sau đó, những tình nguyện viên này sẽ được theo dõi sức khỏe từ xa thông qua gọi điện thoại, giám sát tình trạng sức khỏe khi phải nhập viện, khám bệnh hoặc tự vong.
5% số bệnh nhân được chẩn đoán là giảm nhanh huyết áp khi thay đổi tư thế. Trong thời gian theo dõi, 11,9% bệnh nhân phát triển chứng rung tâm nhĩ. Những người được chẩn đoán bị hạ huyết áp tư thế có nguy cơ phát triển rối loạn nhịp tim cao hơn 40% so với những người không bị hạ huyết áp tư thế.
TS. Agarwal kết luận: “Chúng ta cần nghiên cứu thêm để xem liệu có bất kỳ mối quan hệ nhân quả nào giữa hạ huyết áp tư thế với rung nhĩ, hay nó chỉ đơn giản là một dấu hiệu của rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh tự động hoặc có sức khỏe yếu”.
Giải pháp nào cho hạ huyết áp tư thế?
Các triệu chứng của hạ huyết áp tư thế bao gồm: Chóng mặt, mờ mắt, váng đầu, rối loạn tâm thần, buồn nôn, run cơ và ngất xỉu. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn đối phó với chứng bệnh này:
- Sử dụng gối khi nằm trên giường.
- Hãy đứng dậy từ từ khi ở tư thế ngồi hoặc nằm.
- Đi tất chân/vớ điều trị để giảm thiểu động máu ở chân.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Uống nhiều chất lỏng.
- Hạn chế uống rượu bia.
- Uống 1 - 2 cốc cà phê mỗi ngày.
- Tránh vận động mạnh, không tắm nước nóng, không tới phòng tắm hơi hay tiếp xúc với môi trường nhiệt độ quá nóng.
- Tránh đứng quá lâu.
- Tránh leo dốc, leo núi.
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên.
- Chế độ ăn uống phù hợp: Dùng nhiều muối hơn, tiêu thụ thêm các loại nước ép trái cây (trừ một số loại rau củ quả lợi tiểu như cải xanh, bí ngô…), ăn nhiều trái cây (đặc biệt là dứa, nho, lựu, táo…), ăn nhiều cá tự nhiên (đặc biệt là cá hồi, cá quả), uống nước gừng hoặc ăn gừng tươi, tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành…
- Thuốc: Bệnh nhân huyết áp thấp thường được bác sỹ chỉ định dùng thuốc Fludrocortisone, Midodrine, Pyridostigmine, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)…
Hạ huyết áp tư thế không chỉ gây rung nhĩ mà còn có thể gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm khác chẳng hạn như suy giảm trí nhớ, suy giảm sinh lý (đặc biệt ở phụ nữ), đột quỵ não… Do vậy việc điều trị là rất cần thiết, nhưng đôi khi điều trị bằng thuốc tây lại không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Biết Tuốt H+ (Theo Bel Marra Health)
Thực phẩm chức năng dành cho người huyết áp thấp: Hồng Mạch Khang
Bình luận của bạn